THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT BÁNH MÌ TẠI TP.HCM MỚI NHẤT NĂM 2024

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT BÁNH MÌ TẠI TP.HCM MỚI NHẤT NĂM 2024

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, sản xuất bánh mì thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài giấy phép kinh doanh, cơ sở còn phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ("GCNATTP"). Sau đây là trình tự thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất bánh mì tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Điều kiện cấp GCNATTP

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 77/2016/NĐ-CP, cơ sở sản xuất bánh mì được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương khi đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với loại hình sản xuất bánh mì theo Điều 26, 27, 28 Nghị định 77/2016/NĐ-CP như sau:

  • Đầy đủ cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm;
  • Người trực tiếp chế biến bánh mì phải được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của Nhà nước và phải được tập huấn kiến thức ATTP;
  • Đảm bảo đầy đủ điều kiện đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm.

Ngoài ra, cơ sở phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh về sản xuất bánh mì.

2. Hồ sơ đăng ký

Hồ sơ xin cấp GGCNATTP bao gồm:

  • Đơn đề nghị;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh mì bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh bánh mì do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh bánh mì;
  • Giấy uỷ quyền (nếu có).

3. Cơ quan cấp phép: Sở An toàn thực phẩm TP. HCM.

4. Hiệu lực

GCNATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm kể từ ngày cấp. Trước 06 tháng tính đến ngày GCNATTP hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

5. Phương thức nộp hồ sơ

Trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố Hồ Chí Minh

6. Thời hạn giải quyết:

Trong thời gian 25 ngày làm việc (không tính thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

7. Phí: Phí thẩm định cấp GCNATTP là 2.500.000 đồng/cơ sở

8. Trình tự, thủ tục xin cấp GCNATTP cho cơ sở sản xuất bánh mì

Sau đây là sơ đồ các bước thực hiện thủ tục xin cấp GCNATTP đối với cơ sở sản xuất bánh mì tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đây là các thông tin chung về trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh mì. Trong quá trình xin cấp GCNATTP thì không tránh khỏi các vấn đề pháp lý phát sinh. Do đó, nếu Quý khách hàng cần thêm thông tin hay có vướng mắc gì trong quá trình xin cấp GCNATTP, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH D.P.T qua số điện thoại 0336662099 hoặc email: enquiry@dptlaw.vn để được tư vấn chi tiết.

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Whatsapp Linkedin Lên đầu trang